Chương trình đào tạo ngành Công nghệ Hóa thực phẩm

Chương trình đào tạo ngành Công nghệ Hóa thực phẩm

1. Giới thiệu

Với dân số khoảng 90 triệu người, tốc độ tăng trưởng kinh tế trung bình khoảng 7,5%/năm, nhu cầu tiêu dùng của người Việt Nam đối với thực phẩm chế biến ngày càng lớn và phong phú, đặc biệt là nhu cầu về các sản phẩm sạch được chế biến an toàn và tinh tế.Ngoài những ngành kinh tế kỹ thuật chính (rượu - bia - nước giải khát; chế biến sữa và các sản phẩm từ sữa; dầu thực vật; chế biến bột và tinh bột…). lĩnh vực hóa thực phẩm của nước ta đang ngày càng mở rộng để phục vụ nhu cầu nội địa và xuất khẩu... Cả nước nói chung và vùng đồng bằng sông Hồng nói riêng đang thực sự thiếu những lao động có trình độ chuyên môn và tay nghề vững vàng trong lĩnh vực hóa thực phẩm.

Ngành Công nghệ Hóa thực phẩm nằm trong top 10 ngành công nghiệp được quy hoạch tập trung và được dự báo nhu cầu nhân lực ngày càng tăng. Chỉ riêng tại khu vực Hưng Yên, sơ bộ khảo sát 20 doanh nghiệp đã cho thấy năm 2024-2025 các doanh nghiệp cần khoảng 150 kĩ sư công nghệ thực phẩm và quản lý chất lượng

Chương trình Công nghệ Hoá thực phẩm được xây dựng để đào tạo đội ngũ kĩ sư công nghệ Thực phẩm và Quản lý chất lượng có phẩm chất đạo đức tốt, kiến thức chuyên môn sâu và thành thạo kĩ năng đáp ứng nhu cầu của các doanh nghiệp. Cụ thể, sinh viên học ngành Công nghệ Hoá thực phẩm được:

              - Được trang bị những kiến thức cơ sở về khối ngành Công nghệ Hóa thực phẩm: các quá trình thiết bị trong công nghệ thực phẩm (cơ học, truyền nhiệt, chuyển khối), hóa học thực phẩm, hóa sinh thực phẩm, độc tố và vệ sinh an toàn thực phẩm, dinh dưỡng học ... tạo điều kiện thuận lợi cho việc học tập các môn chuyên ngành, nghiên cứu chuyên sâu, tiếp cận dễ dàng với các công nghệ mới.

              - Nắm vững kiến thức chuyên ngành về Công nghệ Hóa thực phẩm; Đảm bảo và kiểm soát chất lượng (QA/QC) trong Công nghệ Thực phẩm; Quản trị kinh doanh thực phẩm như các công nghệ chế biến thực phẩm, các kỹ thuật phân tích thực phẩm, marketing, quản trị kinh doanh thực phẩm….

              - Có kiến thức chuyên môn thực tế thông qua các đợt thực tập tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm.

2. Chuẩn đầu ra của chương trình đào tạo

Kết thúc chương trình đào tạo, SV đạt được:

Chuẩn ngoại ngữ trình độ B1 theo khung tham chiếu châu Âu

Chuẩn kĩ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản

Chuẩn kỹ năng mềm

Chuẩn kĩ năng chuyên ngành:

+ Các xu hướng phát triển thực phẩm

+ Công nghệ sản xuất và chế biến các nông sản nhiệt đới

+ Hệ thống quản lý chất lượng và quản lý chuỗi cung ứng trong công nghiệp thực phẩm

+ Các phương pháp kiểm nghiệm thực phẩm

+ Đánh giá nguy cơ trong chế biến và bảo quản thực phẩm

+ Kiểm soát vi sinh vật trong công nghiệp thực phẩm

3. Vị trí việc làm và triển vọng nghề nghiệp

              Sinh viên học xong chương trình Công nghệ Hóa thực phẩm có khả năng làm nhân viên phòng R&D; kỹ sư vận hành dây chuyền, nhà máy; kiểm soát chất lượng QA/QC; kiểm soát về ATTP/ Kiểm soát vi sinh vật; chuyên gia đánh giá cảm quan; chuyên gia về hương liệu, chất tạo hương; kỹ thuật viên phòng thử nghiệm... trong các lĩnh vực về Thực phẩm tại các cơ sở, xí nghiệp, doanh nghiệp, công ty:

Các nhà máy chế biến, cơ sở kinh doanh các sản phẩm thực phẩm

Các cơ quan quản lý chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm

Các siêu thị, cửa hàng mua bán thực phẩm, nhà hàng, khách sạn ...

Chủ doanh nghiệp liên quan đến Công nghệ thực phẩm.

Cục dự trữ Quốc gia, kho và tổng kho bảo quản nông sản thực phẩm...

Các Công ty tư vấn đầu tư về Công nghệ thực phẩm.

Các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp, các viện nghiên cứu Vệ sinh An toàn Thực phẩm và chuyển giao công nghệ thực phẩm.

Các tổ chức phi chính phủ về lương thực, thực phẩm, các sản phẩm nông nghiệp...

Ngoài ra sinh viên ra trường có thể sinh việc trong các lĩnh vực khác tùy vào năng lực thực tế của sinh viên.  

Sinh viên sau khi ra trường cũng có thể tiếp tục học tập nâng cao trình độ ở bậc đào tạo sau đại học (Thạc sỹ, Tiến sĩ) thuộc các chuyên ngành Công nghệ Thực phẩm, thực hiện các nghiên cứu chuyên sâu, đề tài, dự án về Công nghệ Hóa thực phẩm.

4. Chương trình đào tạo

Ngành Công nghệ Hoá thực phẩm gồm 2 chuyên ngành với một số học phần tiêu biểu sau:

Chuyên ngành Công nghệ Thực phẩm

+ Phụ gia thực phẩm

+ Công nghệ chế biến thực phẩm

+ Công nghệ sản xuất đồ uống

+ Enzym và công nghệ lên men thực phẩm

+ Quản trị chuỗi cung ứng thực phẩm

+ Hệ thống quản lý chất lượng trong công nghệ thực phẩm

+ Công nghệ sau thu hoạch

+ Công nghệ lạnh thực phẩm

+ Công nghệ chế biến đường, bánh kẹo, sữa

+ Công nghệ sản xuất và chế biến dầu thực vật

+ Công nghệ sấy thực phẩm…

- Chuyên ngành Quản lý chất lượng (QA/QC)

+ Quản trị chuỗi cung ứng thực phẩm             

+ Kiểm nghiệm thực phẩm 1 – Chất lượng thực phẩm

+ Kiểm nghiệm thực phẩm 2 – An toàn hóa học thực phẩm

+ Kỹ thuật phân tích cảm quan thực phẩm

+ Các văn bản quy định pháp luật về an toàn thực phẩm

+ Công nghệ sản xuất sạch hơn

+ Cân bằng vật chất và cân bằng năng lượng

+ Quản lý rủi ro an toàn thực phẩm

+ Kiểm soát vi sinh vật trong thực phẩm….

5. Cơ hội của SV

SV có cơ hội nhận được:

Học bổng khuyến khích học tập của Nhà trường, các học bổng tài trợ của doanh nghiệp và đối tác của Khoa.

Ưu tiên chuyển tiếp học tập ở các trình độ thạc sĩ, tiến sĩ, học song bằng, văn bằng 2 tại Trường.

Sinh viên được tham gia các hoạt động nghiên cứu khoa học theo các đề tài cấp trường, cấp bộ, Nafosted, được thực tập tại Trung tâm Nghiên cứu Phân tích và Xử lý Môi trường với các trang thiết bị hiện đại, được tiếp xúc với các doanh nghiệp ngay khi học tập trong trường.

Trải nghiệm nghề nghiệp tại doanh nghiệp

6. Thông tin liên hệ

GMAIL: dhspkt@utehy.edu.vn

Website: http://utehy.edu.vn

FB: Đại học Sư phạm Kỹ thuật Hưng Yên

Cơ sở Khoái Châu

Khoái Châu - Hưng Yên

+84.0321.3713081

* Cơ sở Mỹ Hào

Mỹ Hào - Hưng Yên

+84.0321.3742076 0221.3689.555

Cơ sở Hải Dương

Lương Bằng - TP Hải Dương

+84.0320.3894540 0221.3689.333